Tiếng việt English
 
Hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ - 16/09/2009


Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH ngày 3/6/2003 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội về hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ theo quy định của Nghị định số 109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ

 

Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ như sau:

Doanh nghiệp và đơn vị có thể tổ chức làm thêm đến 200 giờ cho mỗi người lao động trong một năm khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện sau:

 

- Xử lý sự cố sản xuất

- Giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn

- Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản xuất do yêu cầu nghiêm ngặt không thể bỏ dở được

- Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được

 

Các doanh nghiệp, đơn vị có sản xuất gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giầy và chế biến thuỷ sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm phải đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau: Khi giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm thêm giờ đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết hết khối lượng công việc.

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Thực hiện pháp luật lao động

Ngày 6 tháng 3 năm 2003. Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính ra công văn số 646/LĐTBXH-CSLĐVL về việc thực hiện pháp luật lao động.

Theo công văn này, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không đúng các quy định tại Điều 37 của Bộ luật Lao động, vi phạm về thời gian báo trước hoặc điều kiện chấm dứt, thì không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường các khoản tiền theo quy định của pháp luật.

Khi người lao động tự ý bỏ việc từ 5 ngày trở lên mà không có lý do chính đáng, thì người sử dụng lao động gửi văn bản thông báo cho người lao động đến nơi làm việc để xem xét mối quan hệ lao động:

- Nếu trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động đến nơi làm việc đề đạt nguyện vọng được tiếp tục làm việc, thì người sử dụng lao động bố trí việc làm cho người lao động và tiến hành xử lý kỷ luật lao động. Trường hợp bị xử lý bằng hình thức sa thải, người lao động được trợ cấp thôi việc.

- Nếu quá thời hạn 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người lao động không đến nơi làm việc và không báo cáo lý do vắng mặt, thì người sử dụng lao động trao đổi, thống nhất với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương biết và xử lý như trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.


 



 
Truyền thông khác:

  » THỦ TỤC THUÊ ĐẤT, XIN GIẤY PHÉP ĐẦU TƯ (15/09/2009)